Phân biệt Data Warehouse và Database (kho dữ liệu vs. cơ sở dữ liệu)

data warehouse database - phan biet kho du lieu, co so du lieu

Phân biệt Data warehouse và Database một cách dễ dàng và dễ nhớ.

  • Khi bạn chỉ là một tiểu thương, bạn chỉ cần một cuốn sổ ghi chép thu mua.
  • Khi bạn thành một doanh nghiệp nhỏ, có bán hàng chịu và có nhiều đơn đặt hàng hơn, bạn lại cần một phần mềm quản lý nhỏ. Phần mềm không ghi chép trên giấy mà ghi chép trên cơ sở dữ liệu (database).
  • Rồi khi bạn trưởng thành hơn, doanh nghiệp của bạn lớn hơn, có nhiều phòng ban hơn. Bạn lại cần một một công cụ mạnh mẽ hơn để quản lý. Hoặc công ty bạn cần một giải pháp ERP (công cụ quản lý nguồn lực). ERP không ghi chép trên sổ, cũng không ghi chép trên database, mà ghi chép tính toán trên cơ sở một data warehouse (kho dữ liệu).

Hai khái niệm này sẽ khá mập mờ với một số bạn. Vì cả 2 đều dùng để lưu trữ và kết xuất dữ liệu.

Thông qua bài viết sau, Erps.vn sẽ giúp bạn hiểu được những khác biệt cơ bản.

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm gì, bạn đừng ngại liên hệ lại:

  • Email: Erps.vn@gmail.com
  • Hotline: 038 997 8430

data warehouse database - phan biet kho du lieu, co so du lieu

1. Các khái niệm cơ bản

1.1 Cơ sở dữ liệu – database là gì ?

Cơ sở dữ liệu được hiểu bình dân là tập hợp các bảng chứa dữ liệu một cách có tổ chức. Mục tiêu để đơn giả hóa việc tiếp cận, kết xuất thông tin.

Dữ liệu được lưu trữ phải đảm bảo các nguyên tắc ACID.

  • Tính nguyên tố (Atomicity).

Một giao dịch có nhiều thao tác khác biệt thì:

+ Hoặc là toàn bộ các thao tác.

+ Hoặc là không một thao tác nào được hoàn thành.

Chẳng hạn việc chuyển tiền có thể thành công hay trục trặc vì nhiều lý do. Nhưng tính nguyên tố bảo đảm rằng một tài khoản sẽ không bị trừ tiền nếu như tài khoản kia chưa được cộng số tiền tương ứng.

  • Tính nhất quán (Consistency).

Một giao dịch hoặc là sẽ tạo ra một trạng thái mới và hợp lệ cho dữ liệu. Hoặc trong trường hợp có lỗi sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu về trạng thái trước khi thực thi giao dịch.

  • Tính độc lập (Isolation).

Một giao dịch đang thực thi và chưa được xác nhận phải bảo đảm tách biệt khỏi các giao dịch khác.

  • Tính bền vững (Durability).

Dữ liệu được xác nhận sẽ được hệ thống lưu lại sao cho ngay cả trong trường hợp:

  • Hỏng hóc
  • Hoặc có lỗi hệ thống

Dữ liệu vẫn đảm bảo trong trạng thái chuẩn xác.

1.2 Kho dữ liệu – Data warehouse là gì ?

Giống như một kho hàng, kho dữ liệu là một nền tảng tập hợp dữ liệu của nhiều hệ thống khác nhau.

Mục tiêu của chính của nền tảng này là tạo mối tương quan giữa các dữ liệu được cung cấp từ nhiều hệ thống khác nhau.

Tuy nhiên dữ liệu trong kho vẫn phải tôn trọng quyên tắc ACID.

Đây là nguyên tắc vàng của lưu trữ thông tin.

2. Database và Data warehouse là hai nền tảng tồn tại song song

Mục tiêu của cả hai nền tảng kể trên, cả cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu đều hướng tới:

Một mục tiêu chung => Lưu trữ dữ liệu.

Dù kho dữ liệu ra đời sau, có nhiều thuộc tính mạnh mẽ hơn. Nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ nền tảng cơ sở dữ liệu.

Mỗi phương thức lưu trữ đều có trong mình những ưu điểm riêng, không thể bị thay thế.

  • Phân biệt bằng nhu cầu sử dụng

Nền tảng cơ sở dữ liệu vượt trội về tốc độ truy xuất dữ liệu. Sự vượt trội này đến từ dữ liệu có cấu trúc đồng nhất, đến từ một nguồn duy nhất.

Điểm mấu chốt quyết định sự tồn tại của phương thức lưu trữ này là:

+ Dữ liệu được ghi trực tiếp vào hệ thống, không qua trung gian,

+ Do đó thời gian xử lý nhanh hơn.

Đơn cử có thể thấy, các doanh nghiệp bán hàng online sẽ sử dụng phương thức này để ghi nhận và xử lý đơn hàng trong thời gian thực.

Trong khi đó, kho dữ liệu lại vượt trội về khả năng xử lý các dữ liệu không đồng nhất.

Phương thức này cho phép có các tính toán phức tạp, cung cấp cái nhìn đa chiều cho nhà quản lý kịp thời đưa ra quyết định.

Kho dữ liệu tạo ra sự liên kết thông tin giữa các ứng dụng quản lý khác nhau.

Ví dụ bộ phận bán hàng có thể truy cập để biết thông tin công nợ khách hàng từ bộ phận kế toán mà không cần nhấc máy lên hỏi cũng không cần phải truy cập phần mềm kế toán.

  • Phân biệt bằng tổ chức và truy xuất dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu quản lý bằng việc chuẩn hóa dữ liệu. Mọi dữ liệu đều được định nghĩa bằng thuộc tính chặt chẽ.

Do đó tiết kiệm được không gian lưu trữ và thời gian kết xuất.

Tuy nhiên do tính quá chặt chẽ của cấu trúc và thuộc tính, nên nếu nhu cầu truy xuất quá chi tiết thì cơ sở dữ liệu trở thành một phương thức không phù hợp, gây nặng hệ thống và không kịp đáp ứng nhu cầu thông tin.

Trong khi đó, kho dữ liệu:

+ Sử dụng việc tập hợp dữ liệu thành các nhóm,

+ Sử dụng ít bảng

=> Việc truy xuất giữa các ứng dụng sẽ nhanh chóng hơn.

Còn kể thêm, kho dữ liệu cung cấp thông tin nhiều chiều trên thời gian.

Nếu cơ sở dữ liệu chỉ là một ảnh chụp tại thời điểm của thông tin thì kho dữ liệu giúp các nhà quản lý có thêm các thông tin tại nhiều thời điểm khác nhau.

Kết luận

Việc chọn phương thức nào để lưu trữ thông tin phụ thuộc vào nhu cầu của nhà quản lý cũng như cấu trúc của đơn vị.

Đơn giản như:

+ Một bà bán phở chỉ cần một cuốn sổ tay,

+ Nhà hàng chỉ cần một cơ sở dữ liệu nhỏ để quản lý đơn hàng và bàn,

+ Một công ty hàng không lại cần một cơ sở dữ liệu lớn hơn cho việc quản lý bay.

+ Một đại siêu thị thì lại cần một kho dữ liệu vì số lượng mặt hàng lớn và được quản lý trên nhiều ứng dụng khác nhau.

Không có cái áo đẹp, chỉ có người mặc cái áo phù hợp.

Bạn sẽ chọn phương pháp nào cho đơn vị của mình ?

Nếu gặp khó khăn gì, bạn đừng ngại liên hệ với các chuyên gia của ERPS.VN:

  • Email: Erps.vn@gmail.com
  • Hotline: 038 997 8430

Xin cảm ơn,

Mr. Giang – Chuyên gia tư vấn kiểm soát nội bộ DN ERPS.VN

Mr. Trường – CEO ERPS.VN _ Công ty phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPS.VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *