Sơ đồ Kết cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp – ERPS.VN

co cau nguon nhan luc theo trinh do dao tao

Bài viết phân tích Sơ đồ Kết cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

HRM là một công cụ quản lý hiệu quả cho việc sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng được một chương trình HRM hiệu quả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải xác định được kết cấu của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình.

Vậy kết cấu của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì? Nó có vai trò như thế nào trong việc xây dựng các module HRM trong doanh nghiệp?

Xem thêm: Ý nghĩa của việc hoạch định nguồn nhân lực => Xem ngay

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất tới bạn đọc.

1. Định nghĩa kết cấu nguồn nhân lực

Kết cấu nguồn nhân lực hay cơ cấu nguồn nhân lực được hiểu như cấu trúc của nguồn nhân lực trong tổ chức. Đây là khái niệm được nhiều người nhắc đến và thừa nhận. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về chủ đề này và chưa có một khái niệm được toàn bộ mọi người chấp nhận.

Kết cấu nguồn nhân lực chính là tỷ trọng tương quan giữa các thành phần của nguồn nhân lực được phân loại theo một yếu tố nào đó, tùy thuộc vào quan điểm của nhà quản trị trong doanh nghiệp.

  • Có doanh nghiệp phân loại theo trình độ đào tạo.
  • Doanh nghiệp phân loại theo chức năng chuyên môn, vị trí công việc.
  • Hay có doanh nghiệp phân loại theo bộ phận ….

Tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: => Nhà quản trị sẽ đưa ra tiêu thức phân loại phù hợp cho doanh nghiệp mình.

co cau nguon nhan luc theo trinh do dao tao Sơ đồ Kết cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp - ERPS.VN

Hình 1 – Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo (Hình ảnh minh họa)

2. Tại sao phải xây dựng sơ đồ kết cấu nguồn nhân lực?

2.1. Cung cấp cái nhìn tổng quát để đưa ra chiến lược phù hợp

Xây dựng sơ đồ kết cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là bước quan trọng trong việc hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Đây chính là tấm bản đồ để các nhà quản trị nhìn vào đó và thấy được vị trí của mình đang ở đâu trong mục tiêu ngắn và dài hạn về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nó giúp cho nhà quản trị biết được:

  • Bộ phận nào đang thừa hay thiếu nhân lực,
  • Cấp quản lý hay cấp nhân viên nào đang thiếu hoặc thừa

Từ đó có thể:

  • Tuyển dụng bổ sung
  • Hay điều chuyển từ nhóm/bộ phận khác sang
  • Hay đào tạo từ các nhân viên cấp thấp trở thành các cấp quản lý cao hơn.

2.2. Tránh việc bị khủng hoảng nhân sự: Thừa/ Thiếu

Xây dựng sơ đồ kết cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị kịp thời ứng phó với các khủng hoảng về mặt nhân sự. Đặc biệt là khi một nhóm các nhân viên nòng cốt, lãnh đạo cấp cao xin nghỉ việc.

Nó giúp cho nhà quản trị nhìn ra được các rủi ro về thiếu hụt nhân sự (đặc biệt là nhân sự chủ chốt). Và sẵn sàng có phương án ứng phó với sự thiếu hụt này.

Cũng như trong trường hợp doanh nghiệp thừa nhân sự. Sơ đồ kết cấu nguồn nhân lực sẽ giúp các nhà quản trị có thể giữ chân nhân tài. Đồng thời không khiến họ trở thành người thừa trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, sơ đồ kết cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp còn liên hệ với các sơ đồ khác nhằm:

  • Giúp nhà quản trị phân bổ các nguồn lực khác một cách phù hợp,
  • Công bằng và tối ưu như nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ …

Vì suy cho cùng, quản trị cuối cùng vẫn là quản trị về con người để sử dụng các nguồn lực khác nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Hình 2 – Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận chức năng (Hình ảnh minh họa)

Tác giả:

Cao Bùi

ERPS.VN – Công ty chuyên về ERP tại Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *