ERP nâng cao trải nghiệm khách hàng: Trước, trong và sau bán?

cach-phan-mem-erp-nang-cao-trai-nghiem-khach-hang cách phần mềm erp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Phần mềm ERP nâng cao trải nghiệm khách hàng để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Đây là một chủ đề rất hay và doanh nghiệp cần thiết phải lưu tâm trong thời buổi cạnh trạnh gay gắt như hiện nay.

Khi mà sản phẩm không còn là Unique Point giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh thì Customer experience là điều tất yếu bạn phải chú trọng.

Bởi vì, chỉ có những trải nghiệm tuyệt vời mới đem đến khách hàng và khiến họ quay trở lại mua hàng các lần tiếp theo. Và có hàng tá những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách hàng:

  • Dễ dàng tìm kiếm thông tin
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ đầy đủ
  • Thanh toán nhanh
  • Được tư vấn kỹ càng
  • Đóng gói và giao hàng nhanh chóng
  • Chăm sóc sau bán,…

Chỉ cần 1 khâu làm không tốt thì tổng thể quá trình trải nghiệm của khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Do vậy để có được những khách hàng hài lòng trên mức họ mong đợi thì phải làm tốt mọi điểm tiếp xúc khách hàng.

ERP là một công cụ/ hệ thống hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp làm tốt việc này dễ dàng hơn rất nhiều.

Một hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP giúp bạn tập trung dữ liệu. Từ đó, các bộ phận liên quan có được thông tin một cách tức thời ngay khi dữ liệu khách hàng được thu thập tại từng điểm tiếp xúc.

Cụ thể, Trường sẽ phân tích theo 2 ý chính dưới đây.

cach-phan-mem-erp-nang-cao-trai-nghiem-khach-hang cách phần mềm erp nâng cao trải nghiệm khách hàng

1. ERP giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng ở khâu bán hàng như thế nào?

Hành trình mua hàng của 1 khách hàng HÀI LÒNG TUYỆT ĐỐI tại Hệ thống siêu thị ABC được hỗ trợ bởi ERP như sau:

1.1. Nhân viên bán hàng:

Sau quá trình chăm sóc và tư vấn, NVBH cập nhật thông tin cơ bản nhất về khách hàng như:

+ Họ tên, Số điện thoại,

+ Món đồ yêu thích, dự định mua và sẽ mua luôn

+ Các lưu ý về giao hàng, hóa đơn,…

1.2. Nhân viên kế toán:

Khi được yêu cầu xuất hóa đơn thì chỉ cần nhập thông tin liên quan để có thể xuất được hóa đơn VAT trong vòng 1 phút.

1.3. NV kho & giao vận:

Ngay khi đơn hàng được ghi nhận, bộ phận kho đã biết thông tin để đi lấy hàng.

Chứ không phải làm theo cách thông thường chờ khách hàng tới giao phiếu mới chuẩn bị hàng.

Điều này giúp thời gian khách hàng nhận được hàng ở mức rất ngắn.

Tiếp tới bộ phận giao vận:

Họ sẽ biết ngay đơn hàng của khách hàng cần giao tới đâu. Có cần giao luôn không, hay hàng hóa có cần phải bảo quản cẩn thận hơn bình thường không,…

Bởi lẽ thông tin đã được ghi nhận khá đầy đủ ở bước của nhân viên bán hàng

1.4. Bộ phận marketing:

Bạn thử hình dung xem, mỗi khi NVBH có cơ hội tiếp xúc họ nắm được khách hàng thích gì, dự định mua gì…

Theo thời gian bạn sẽ có được 1 lượng thông tin vô cùng giá trị để bạn ra các chương trình marketing chuẩn đích, re-marketing đúng khách hàng mục tiêu,….

– Và các bộ phận hỗ trợ phía sau như chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại,… đều có được thông tin về hành trình trải nghiệm của khách hàng này.

Từ đó có được các giải pháp phù hợp giúp khách hàng hài lòng nhất khi mua hàng của doanh nghiệp.

Đây là một trải nghiệm tổng thể – giúp đem đến sự hài lòng tuyệt đối.

Và hãy tin Trường, nếu bạn làm được điều này. Khách hàng sẽ:

– Mua đi mua lại của bạn

– Giới thiệu bạn bè họ đến mua hàng của bạn.

Thật tuyệt vời phải không nào.

Nên hãy áp dụng ERP để quản trị doanh nghiệp tổng thể nhé bạn.

Đừng chần chừ nữa.

2. ERP giúp nâng cao trải nghiệm ngay ở khâu trước bán hàng

Phía trên là trải nghiệm của khách hàng ở khâu bán hàng. Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời chỉ đến khi khâu trước bán được thực hiện tốt.

Bạn không thể đem lại trải nghiệm tốt khi mà:

  • Không có đủ hàng để bán khi khách hàng cần
  • Hàng không thể giao nhanh được khi mà doanh nghiệp không dự đoán được lượng khách hàng sẽ tăng vào những khoảng thời gian có thể dự đoán nhờ phân tích.

Cụ thể hơn:

ERP tập trung dữ liệu ở nhiều nguồn đầu vào khác nhau. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng phân tích và đưa ra các dự báo khá chính xác về

+ Lượng hàng cần sản xuất.

+ Tiếp đến là biết được cần phải nhập bao nhiêu nguyên liệu,

+ Tuyển thêm bao nhiêu nhân công

+ Lượng xe giao hàng thiếu hụt vào các đợt cao điểm

+ Phân công lao động phù hợp: Cao điểm, thấp điểm

+ Số lượng phàn nàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ đó có biện pháp cải thiện

+ … và nhiều tác dụng khác

3. Tổng kết về trải nghiệm khách hàng dưới dự giúp sức của ERP:

Tóm lại, để bạn cung cấp hành trình trải nghiệm hoàn hảo tới khách hàng bạn cần thay đổi từ gốc và tổng thể mọi điểm tiếp xúc khách hàng.

ERP có tác dụng rất lớn ở mức độ nền móng khi bạn muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Hệ thống ERP giúp xây dựng nền tảng xung quanh khách hàng. Và giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm nhất quán, mang tính cá nhân và tập trung xuyên suốt quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp bạn.

Có thể chi phí đầu tư ban đầu hệ thống ERP tổng thể như vậy sẽ rất tốn kém. Nhưng xét trên góc độ dài hạn thì nó rất có lợi và đáng để đầu tư.

Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào, bạn đừng ngại liên hệ Trường tại:

  • Email: Erps.vn@gmail.com
  • Hotline: 038 997 8430

Xin cảm ơn,

Trườngpx

CEO ERPs.vn – Chuyên về phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP

CEO Webkynang.vn – # 1 Học kỹ năng làm việc miễn phí lớn nhất Việt Nam

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *